Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Bệnh loãng xương và gãy xẹp cột sống

Hầu hết mọi người trên 65 tuổi đều mắc loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát thường có diễn biến chậm, tăng từ từ, không có dấu hiệu cụ thể nên đôi khi khó phát hiện. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương.
Gãy xẹp cột sống và lún cột sống là tình trạng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị loãng xương khi mà mật độ xương bị suy giảm nghiêm trọng và không có sự bổ sung canxi kịp thời. Tỉ lệ mắc bệnh lý này tăng dần theo tuổi, ước tính ảnh hưởng tới 40% phụ nữ từ độ tuổi 80 trở lên.
Bệnh gãy xẹp - lún cột sống có thể có triệu chứng hoặc ít có triệu chứng, do đó người bệnh thường chủ quan. Những người đã bị gãy xẹp cột sống thì có nguy cơ tái phát lần thứ hai cao gấp 5 lần người bình thường.
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng. Ở những người bị loãng xương thì chỉ cần các tác động nhẹ như mang vác đồ hay cúi xuống, đứng lên bất ngờ cũng có thể gây gãy xẹp hay lún cột sống.
Khi gãy xẹp 50% thân đốt sống thì nguy cơ từng đoạn cột sống có thể mất đi sự vững chắc. Điều này sẽ gây nên các cơn đau cột sống và làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Gãy xẹp – lún đốt sống có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng: Đột ngột đau lưng, tăng mức độ đau khi đứng hoặc đi lại, hạn chế cử động cột sống, có thể giảm chiều cao, gù cột sống lưng. Nếu không được điều trị có thể gây mất vững cột sống.

Thông thường, bệnh nhân bị đau nhiều do gãy xẹp đốt sống được điều trị bằng việc nghỉ ngơi, dùng thuốc, nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tạo hình đốt sống để điều trị gãy xẹp đốt sống cũng được áp dụng phổ biến hiện nay với việc tiêm xi-măng xương acrylic vào đốt sống bị xẹp.

Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/benh-loang-xuong-va-gay-xep-cot-song_808.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét