Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Cách xác định bệnh loãng xương

Bạn có thể tự hận biết các dấu hiệu bệnh loãng xương hoặc đến các bệnh viện để xét nghiệm

Chẩn đoán loãng xương bằng các xét nghiệm:
- Định lượng các chỉ tố xương trong máu, nước tiểu.
- Đo mật độ khoáng trong xương.
- Chụp cắt lớp định lượng.
- Định lượng bằng siêu âm.

Trong đó, đo mật độ chất khoáng trong xương và định lượng các chỉ tố xương là phương pháp phổ biến hơn cả.
Kỹ thuật BMD sử dụng tia X, dựa trên sự giảm bức xạ tia X khi xuyên qua xương: suy giảm càng nhiều thì BMD càng cao. Tổ chức Y tê thế giới  (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương khi dùng kỹ thuật BMD như sau: so sánh trị số BMD của bệnh nhân với BMD chuẩn của một nữ 25 tuổi khỏe mạnh. Nếu BMD của bệnh nhân thấp hơn 2,5 lần độ lệch chuẩn (so với số trung bình) của BMD chuẩn, tức là bị loãng xương.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng BMD chỉ nói lên tình trạng xương khi đo mà không nêu lên được sự biến đổi của chuyển hóa xương vốn xảy ra trong thời gian dài. Mặt khác, BMD không chẩn đoán được người bị loãng xương ở giai đoạn đầu, khi mới bị thiếu xương, hơn nữa BMD không dùng để theo dõi hiệu quả điều trị trong vòng vài tháng đầu vì sự biến đổi của chuyển hóa xương rất chậm, phải mất vài năm. Vì vậy, định lượng các chỉ tố xương có giá trị hơn để chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương, nhất là khi kết hợp với đo BMD.
Các chỉ tố xương có nhiều, do đó nên lựa chọn hợp lý để có thể chẩn đoán tình trạng xương và loãng xương.

Các xét nghiệm tối thiểu cần thiết:
-    Định lượng osteocalcin (OC) trong máu
-    Đinh lượng calci, phosphate trong máu
-    Đinh lượng Deoxypyridinoline (DPD) trong nước tiểu.
-     Đo BMD
Nếu có thể nên làm thêm các xét nghiệm khác:
-    Định lượng P1NP toàn phần trong máu
-    Định lượng β-crosslaps (β-CTx) trong máu
-    Định lượng PTH trong máu
-    Định lượng oestradiol trong máu.
Khi xét nghiệm cần lấy máu sớm, sau một đêm nhịn đói.

Tư vấn bệnh loãng xương http://chuabenhkhop.vn/hoi-chuyen-gia.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét