Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Cách xác định bệnh loãng xương

Bạn có thể tự hận biết các dấu hiệu bệnh loãng xương hoặc đến các bệnh viện để xét nghiệm

Chẩn đoán loãng xương bằng các xét nghiệm:
- Định lượng các chỉ tố xương trong máu, nước tiểu.
- Đo mật độ khoáng trong xương.
- Chụp cắt lớp định lượng.
- Định lượng bằng siêu âm.

Trong đó, đo mật độ chất khoáng trong xương và định lượng các chỉ tố xương là phương pháp phổ biến hơn cả.
Kỹ thuật BMD sử dụng tia X, dựa trên sự giảm bức xạ tia X khi xuyên qua xương: suy giảm càng nhiều thì BMD càng cao. Tổ chức Y tê thế giới  (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương khi dùng kỹ thuật BMD như sau: so sánh trị số BMD của bệnh nhân với BMD chuẩn của một nữ 25 tuổi khỏe mạnh. Nếu BMD của bệnh nhân thấp hơn 2,5 lần độ lệch chuẩn (so với số trung bình) của BMD chuẩn, tức là bị loãng xương.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng BMD chỉ nói lên tình trạng xương khi đo mà không nêu lên được sự biến đổi của chuyển hóa xương vốn xảy ra trong thời gian dài. Mặt khác, BMD không chẩn đoán được người bị loãng xương ở giai đoạn đầu, khi mới bị thiếu xương, hơn nữa BMD không dùng để theo dõi hiệu quả điều trị trong vòng vài tháng đầu vì sự biến đổi của chuyển hóa xương rất chậm, phải mất vài năm. Vì vậy, định lượng các chỉ tố xương có giá trị hơn để chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương, nhất là khi kết hợp với đo BMD.
Các chỉ tố xương có nhiều, do đó nên lựa chọn hợp lý để có thể chẩn đoán tình trạng xương và loãng xương.

Các xét nghiệm tối thiểu cần thiết:
-    Định lượng osteocalcin (OC) trong máu
-    Đinh lượng calci, phosphate trong máu
-    Đinh lượng Deoxypyridinoline (DPD) trong nước tiểu.
-     Đo BMD
Nếu có thể nên làm thêm các xét nghiệm khác:
-    Định lượng P1NP toàn phần trong máu
-    Định lượng β-crosslaps (β-CTx) trong máu
-    Định lượng PTH trong máu
-    Định lượng oestradiol trong máu.
Khi xét nghiệm cần lấy máu sớm, sau một đêm nhịn đói.

Tư vấn bệnh loãng xương http://chuabenhkhop.vn/hoi-chuyen-gia.html

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp

1. Sữa tươi:

sữa tươi nhiều canxi 
Sữa tươi

- Hàm lượng: 120mg canxi trong 100ml sữa.
Sữa là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nếu uống nhiều sữa sẽ dẫn đến béo phì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tránh béo phì lại có thể ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe, người lớn chỉ nên uống khoảng 200ml sữa mỗi ngày.
Tương tự như sữa tươi, sữa đậu nành cũng chứa rất nhiều canxi, ngoài ra còn có magiê, có tác dụng làm giảm cholesterol.

2. Cải xoăn:

cải xoăn nhiều canxi 
Cải Xoăn giàu canxi

- Hàm lượng: 32mg canxi trong 50g.
Cải xoăn là một món rau giàu dinh dưỡng với những lợi ích tuyệt vời. Cải xoăn rất giàu canxi giúp cho hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra còn có rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, folate và magie giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương. Chưa kể, trong cải xoăn còn có vitamin K, một chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự đông máu.

3. Súp lơ xanh (Bông cải xanh):

súp lơ xanh nhiều canxi 
Súp lơ xanh

- Hàm lượng: 112 mg canxi trong 120g súp lơ xanh.
Bạn có biết ngoài canxi, súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin C gần gấp đôi so với một quả cam. Ăn nhiều súp lơ xanh còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư đại tràng và bàng quang.

4. Cải thìa (cải chíp):


- Hàm lượng: 20mg canxi trong 50g.

Cải thìa là loại rau dễ chế biến, ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài canxi, cải thìa chứa rất nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin C và kali tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, cải thìa còn có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, hạ huyết áp cao, phòng ngừa ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Xem thêm : http://chuabenhkhop.vn/10-loai-thuc-pham-giau-canxi-tot-cho-xuong-khop_672.html

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người cao tuổi


Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh loãng xương, cần phòng tránh và điều trị đúng cách.

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.
a) Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương:
+ Giảm quá trình tạo xương
- Nguyên nhân:
+ Tế bào tạo xương bị lão hóa
+Giảm hấp thu canxi ở ruột
+Suy giảm tất yếu các hoormon sinh dục

b) loãng xương ở phụ nữ mãn kinh làm nặng hơn loãng xương do tuổi
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương
+ Quá trình tạo xương bình thường.


c) Loãng xương thứ phát: loãng xương xuất hiện do một số bệnh khác hoặc quá trình dùng thuốc, sinh hoạt.
Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/benh-loang-xuong-o-nguoi-gia_769.html

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Bệnh loãng xương và gãy xẹp cột sống

Hầu hết mọi người trên 65 tuổi đều mắc loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát thường có diễn biến chậm, tăng từ từ, không có dấu hiệu cụ thể nên đôi khi khó phát hiện. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương.
Gãy xẹp cột sống và lún cột sống là tình trạng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị loãng xương khi mà mật độ xương bị suy giảm nghiêm trọng và không có sự bổ sung canxi kịp thời. Tỉ lệ mắc bệnh lý này tăng dần theo tuổi, ước tính ảnh hưởng tới 40% phụ nữ từ độ tuổi 80 trở lên.
Bệnh gãy xẹp - lún cột sống có thể có triệu chứng hoặc ít có triệu chứng, do đó người bệnh thường chủ quan. Những người đã bị gãy xẹp cột sống thì có nguy cơ tái phát lần thứ hai cao gấp 5 lần người bình thường.
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng. Ở những người bị loãng xương thì chỉ cần các tác động nhẹ như mang vác đồ hay cúi xuống, đứng lên bất ngờ cũng có thể gây gãy xẹp hay lún cột sống.
Khi gãy xẹp 50% thân đốt sống thì nguy cơ từng đoạn cột sống có thể mất đi sự vững chắc. Điều này sẽ gây nên các cơn đau cột sống và làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Gãy xẹp – lún đốt sống có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng: Đột ngột đau lưng, tăng mức độ đau khi đứng hoặc đi lại, hạn chế cử động cột sống, có thể giảm chiều cao, gù cột sống lưng. Nếu không được điều trị có thể gây mất vững cột sống.

Thông thường, bệnh nhân bị đau nhiều do gãy xẹp đốt sống được điều trị bằng việc nghỉ ngơi, dùng thuốc, nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tạo hình đốt sống để điều trị gãy xẹp đốt sống cũng được áp dụng phổ biến hiện nay với việc tiêm xi-măng xương acrylic vào đốt sống bị xẹp.

Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/benh-loang-xuong-va-gay-xep-cot-song_808.html

Tại sao sau khi sinh phụ nữ thường bị loãng xương?

Nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ mang thai và sinh con là do người mẹ bị mất đi một lượng lớn vitamin D từ cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi khi mang thai. Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng, điều này có tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu. Như đã nói, phần lớn loãng xương là do sinh lý nên sẽ được cải thiện đáng kể sau khi em bé lớn và cai sữa.


Vì vậy, để phòng chống bệnh, các bà mẹ nên cung cấp đầy đủ canxi qua ăn uống. Hãy chọn lựa những thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản... Bên cạnh đó, khi có thai và cho con bú nếu tình trạng loãng xương ở mức báo động, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình thì người mẹ nên dùng thêm thuốc bổ sung vitamin D và tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để được uống thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định.

http://chuabenhkhop.vn/vi-sao-sau-khi-sinh-phu-nu-thuong-bi-loang-xuong_705.html

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Nguyên tắc quan trọng trong việc phòng bệnh loãng xương

1. Thay đổi thói quen ăn uống
Các chuyên gia khuyên rằng để phòng ngừa bệnh loãng xương, bên cạnh những thực phẩm chức năng, bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh đặc biệt là rau lá đậm. Ngoài ra, cần bổ sung thêm ngũ cốc như gạo cẩm, lúa mạch, hạt kê, các loại rau họ đậu.
Thêm vào đó, để tăng hàm lượng calci, bạn nên ăn thêm những món salat có sự “góp mặt” của chanh vắt và dấm. Dấm và calci có thể sản sinh ra phản ứng hóa học, sinh thành calcium acetate vừa hòa tan trong nước lại vừa dễ được cơ thể hấp thu. Vì thế cho nên khi chế biến món ăn cho thêm chút dấm vào rất có lợi cho việc hấp thu chất calci của cơ thể.


2. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể có thể hấp thu calxi một cách dễ dàng. Cho nên, muốn xương chắc khỏe và không bị xốp, ngoài việc bổ sung calci, việc thu nạp vitamin D cũng rất cần thiết.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng có khả năng cung cấp vitamin D rất tốt cho con người. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn những người khác.
Tuy nhiên, cũng xin lưu ý rằng, không nên tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời, bởi trong nó có chứa hai loại tia cực độc UVA và UVB là tác nhân gây tổn hại làn da, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư da. Mỗi ngày nên phơi nắng từ 10-15 phút và thời gian tốt nhất đó là trước 9h sáng và sau 4h chiều. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phơi nắng thời điểm này khá an toàn và tốt cho cơ thể vì tia UV lúc này không gây hại mà còn giúp da hấp thụ Vitamin D, hỗ trợ quá trình phát triển của xương. Tuy nhiên, nếu phơi nắng từ khoảng 11h trưa đến 2-3h chiều, những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da của bạn.



3. Cắt giảm hàm lượng protein
Các nghiên cứu đã chứng minh việc dư thừa hàm lượng protein trong chế độ ăn uống sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ calci bị đào thải qua đường nước tiểu sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao.

4. Tránh xa rượu và thuốc lá
Rươu và thuốc lá chính là kẻ thù gây nên căn bệnh loãng xương. Bởi chất cồn trong rượu và nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân gây cản trở quá trình hấp thu calci vào cơ thể. Nếu bạn sử dụng thuốc lá và rượu trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa rượu và thuốc lá, nếu được nên từ bỏ chúng.


5. Bổ sung những loại thuốc cần thiết
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm chức năng, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm những loại thuốc như calci, magie, vitamin E, D hay kẽm. Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà bạn rất dễ dàng có thể kiếm tìm đó là từ các loại trái cây tươi và rau xanh.

6. Tập luyện
Luyện tập đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và luyện tập càng quan trọng hơn đối với những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vậy, nếu không muốn bị chứng bệnh loãng xương tấn công bạn nên chăm chỉ luyện tập một cách thường xuyên.
Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy chậm, tập aerobic… giúp duy trì sự rắn chắc của xương và chống loãng xương. Nên tập 30 phút mỗi ngày.



7. Duy trì cân nặng hợp lý
Thể trạng con người phụ thuộc nhiều vào nền tảng hormon và mức độ trao đổi chất. Những người cao và gầy thì xương mỏng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hơn những người có thể trạng vạm vỡ và chiều cao vừa phải. Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể được phát triển toàn diện và phòng ngừa loãng xương.

8. Khám định kỳ
Việc kiểm tra mật độ xương định kỳ là rất cần thiết nhất là đối với những người có nguy cơ loãng xương như người nghiện rượu, hút thuốc lá, phụ nữ tiền mãn kinh…Đây là cách giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Cũng nên để ý đến chiều cao của mình. Sự giảm chiều cao vài phân là dấu hiệu đầu tiên của chứng mòn đốt sỗng và loãng xương.

9. Chữa ngay chứng trầm cảm

Ở những người mắc chứng trầm cảm có nguy cơ giảm mật độ xương vùng cột sống và hông cao hơn hẳn những người khác. Nguyên nhân là do khi bị trầm cảm. cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol, một hooc môn liên quan đến stress. Chất này làm giảm lượng chất khoáng trong cơ thể.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Tại sao bà bầu cần bổ sung nhiều canxi?

Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, đây là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này.

Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ canxi thì nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương và làm cho toàn bộ hệ xương khớp bị yếu đi.
Ai cũng có nguy cơ bị loãng xương, đặc biệt là ở người già, phụ nữ mãn kinh và đang mang thai.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho bà bầu, giúp mẹ bầu có thể bảo vệ tốt hơn cho thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, thai nhi đang có sự phát triển và dần hoàn thiện hệ xương và các cơ quan trong cơ thể, do đó rất cần đến canxi.
Phần lớn canxi được bổ sung vào cơ thể mẹ được hòa tan vào máu, thông qua nhai thai, cùng với photpho có nhiệm vụ quan trọng cấu thành nên bộ xương cho trẻ. Nếu không bổ sung canxi cho bà bầu đủ lượng cần thiết, thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương của mẹ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ, khiến cho sức mạnh của hệ xương khớp giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, nếu lượng canxi cung cấp cho mẹ bầu không đủ thì thai nhi khi sinh ra có khả năng bị còi xương khá cao. Do đó, chú trọng đến việc bổ sung canxi cho bà bầu là hết sức cần thiết nhằm phòng tránh bệnh loãng xương và giúp cho bé khi ra đời có hệ xương khớp khỏe mạnh.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Nguy cơ loãng xương vì lạm dụng nước ngọt có ga

Nguy cơ loãng xương vì lạm dụng nước ngọt có ga

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương và thường đi kèm với biến chứng là gãy xương. Đây thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Tỷ lệ bị mất xương ở phụ nữ cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, thức uống có ga có thể góp phần gây loãng xương, cũng giống như chế độ ăn uống thiếu canxi.
Trong nước ngọt có ga có chứa nhiều phốt pho, đây là khoáng chất cũng rất cần cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều thì lượng phốt pho lại dư thừa quá mức. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả tác động đến hệ thần kinh, vận động, nội tiết. Chỉ khi lượng canxi và phốt pho cân bằng thì các phản ứng trong cơ thể mới diễn ra bình thường.
Phốt pho, tồn tại dưới dạng axit photphoric có thể gây cản trở cho việc hấp thu canxi, làm tỉ lệ canxi – phốt pho mất cân bằng dẫn đến thiếu canxi. Chế độ ăn uống giàu thực phẩm và nước uống có chứa phốt pho sẽ có thể làm tăng xác suất loãng xương. Nồng độ phốt pho cao làm nồng độ canxi trong máu giảm. Để bù lại lượng canxi trong máu, hệ xương phải giải phóng canxi để điều chỉnh lại lượng canxi trong máu, do đó làm xương yếu đi, dẫn đến nguy cơ gãy xương.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều trẻ em bị bệnh ngoài da, còi xương và người già bị bệnh cột sống vì chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều phốt pho do lạm dụng nước ngọt có ga, thịt xông khói trong khi lại thiếu canxi.