Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Cách xác định bệnh loãng xương

Bạn có thể tự hận biết các dấu hiệu bệnh loãng xương hoặc đến các bệnh viện để xét nghiệm

Chẩn đoán loãng xương bằng các xét nghiệm:
- Định lượng các chỉ tố xương trong máu, nước tiểu.
- Đo mật độ khoáng trong xương.
- Chụp cắt lớp định lượng.
- Định lượng bằng siêu âm.

Trong đó, đo mật độ chất khoáng trong xương và định lượng các chỉ tố xương là phương pháp phổ biến hơn cả.
Kỹ thuật BMD sử dụng tia X, dựa trên sự giảm bức xạ tia X khi xuyên qua xương: suy giảm càng nhiều thì BMD càng cao. Tổ chức Y tê thế giới  (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương khi dùng kỹ thuật BMD như sau: so sánh trị số BMD của bệnh nhân với BMD chuẩn của một nữ 25 tuổi khỏe mạnh. Nếu BMD của bệnh nhân thấp hơn 2,5 lần độ lệch chuẩn (so với số trung bình) của BMD chuẩn, tức là bị loãng xương.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng BMD chỉ nói lên tình trạng xương khi đo mà không nêu lên được sự biến đổi của chuyển hóa xương vốn xảy ra trong thời gian dài. Mặt khác, BMD không chẩn đoán được người bị loãng xương ở giai đoạn đầu, khi mới bị thiếu xương, hơn nữa BMD không dùng để theo dõi hiệu quả điều trị trong vòng vài tháng đầu vì sự biến đổi của chuyển hóa xương rất chậm, phải mất vài năm. Vì vậy, định lượng các chỉ tố xương có giá trị hơn để chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương, nhất là khi kết hợp với đo BMD.
Các chỉ tố xương có nhiều, do đó nên lựa chọn hợp lý để có thể chẩn đoán tình trạng xương và loãng xương.

Các xét nghiệm tối thiểu cần thiết:
-    Định lượng osteocalcin (OC) trong máu
-    Đinh lượng calci, phosphate trong máu
-    Đinh lượng Deoxypyridinoline (DPD) trong nước tiểu.
-     Đo BMD
Nếu có thể nên làm thêm các xét nghiệm khác:
-    Định lượng P1NP toàn phần trong máu
-    Định lượng β-crosslaps (β-CTx) trong máu
-    Định lượng PTH trong máu
-    Định lượng oestradiol trong máu.
Khi xét nghiệm cần lấy máu sớm, sau một đêm nhịn đói.

Tư vấn bệnh loãng xương http://chuabenhkhop.vn/hoi-chuyen-gia.html

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp

1. Sữa tươi:

sữa tươi nhiều canxi 
Sữa tươi

- Hàm lượng: 120mg canxi trong 100ml sữa.
Sữa là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nếu uống nhiều sữa sẽ dẫn đến béo phì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tránh béo phì lại có thể ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe, người lớn chỉ nên uống khoảng 200ml sữa mỗi ngày.
Tương tự như sữa tươi, sữa đậu nành cũng chứa rất nhiều canxi, ngoài ra còn có magiê, có tác dụng làm giảm cholesterol.

2. Cải xoăn:

cải xoăn nhiều canxi 
Cải Xoăn giàu canxi

- Hàm lượng: 32mg canxi trong 50g.
Cải xoăn là một món rau giàu dinh dưỡng với những lợi ích tuyệt vời. Cải xoăn rất giàu canxi giúp cho hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra còn có rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, folate và magie giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương. Chưa kể, trong cải xoăn còn có vitamin K, một chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự đông máu.

3. Súp lơ xanh (Bông cải xanh):

súp lơ xanh nhiều canxi 
Súp lơ xanh

- Hàm lượng: 112 mg canxi trong 120g súp lơ xanh.
Bạn có biết ngoài canxi, súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin C gần gấp đôi so với một quả cam. Ăn nhiều súp lơ xanh còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư đại tràng và bàng quang.

4. Cải thìa (cải chíp):


- Hàm lượng: 20mg canxi trong 50g.

Cải thìa là loại rau dễ chế biến, ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài canxi, cải thìa chứa rất nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin C và kali tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, cải thìa còn có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, hạ huyết áp cao, phòng ngừa ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Xem thêm : http://chuabenhkhop.vn/10-loai-thuc-pham-giau-canxi-tot-cho-xuong-khop_672.html

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người cao tuổi


Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh loãng xương, cần phòng tránh và điều trị đúng cách.

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.
a) Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương:
+ Giảm quá trình tạo xương
- Nguyên nhân:
+ Tế bào tạo xương bị lão hóa
+Giảm hấp thu canxi ở ruột
+Suy giảm tất yếu các hoormon sinh dục

b) loãng xương ở phụ nữ mãn kinh làm nặng hơn loãng xương do tuổi
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương
+ Quá trình tạo xương bình thường.


c) Loãng xương thứ phát: loãng xương xuất hiện do một số bệnh khác hoặc quá trình dùng thuốc, sinh hoạt.
Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/benh-loang-xuong-o-nguoi-gia_769.html

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Bệnh loãng xương và gãy xẹp cột sống

Hầu hết mọi người trên 65 tuổi đều mắc loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát thường có diễn biến chậm, tăng từ từ, không có dấu hiệu cụ thể nên đôi khi khó phát hiện. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương.
Gãy xẹp cột sống và lún cột sống là tình trạng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị loãng xương khi mà mật độ xương bị suy giảm nghiêm trọng và không có sự bổ sung canxi kịp thời. Tỉ lệ mắc bệnh lý này tăng dần theo tuổi, ước tính ảnh hưởng tới 40% phụ nữ từ độ tuổi 80 trở lên.
Bệnh gãy xẹp - lún cột sống có thể có triệu chứng hoặc ít có triệu chứng, do đó người bệnh thường chủ quan. Những người đã bị gãy xẹp cột sống thì có nguy cơ tái phát lần thứ hai cao gấp 5 lần người bình thường.
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loãng xương gây gãy xẹp đốt sống
Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng. Ở những người bị loãng xương thì chỉ cần các tác động nhẹ như mang vác đồ hay cúi xuống, đứng lên bất ngờ cũng có thể gây gãy xẹp hay lún cột sống.
Khi gãy xẹp 50% thân đốt sống thì nguy cơ từng đoạn cột sống có thể mất đi sự vững chắc. Điều này sẽ gây nên các cơn đau cột sống và làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Gãy xẹp – lún đốt sống có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng: Đột ngột đau lưng, tăng mức độ đau khi đứng hoặc đi lại, hạn chế cử động cột sống, có thể giảm chiều cao, gù cột sống lưng. Nếu không được điều trị có thể gây mất vững cột sống.

Thông thường, bệnh nhân bị đau nhiều do gãy xẹp đốt sống được điều trị bằng việc nghỉ ngơi, dùng thuốc, nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tạo hình đốt sống để điều trị gãy xẹp đốt sống cũng được áp dụng phổ biến hiện nay với việc tiêm xi-măng xương acrylic vào đốt sống bị xẹp.

Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/benh-loang-xuong-va-gay-xep-cot-song_808.html

Tại sao sau khi sinh phụ nữ thường bị loãng xương?

Nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ mang thai và sinh con là do người mẹ bị mất đi một lượng lớn vitamin D từ cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi khi mang thai. Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng, điều này có tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu. Như đã nói, phần lớn loãng xương là do sinh lý nên sẽ được cải thiện đáng kể sau khi em bé lớn và cai sữa.


Vì vậy, để phòng chống bệnh, các bà mẹ nên cung cấp đầy đủ canxi qua ăn uống. Hãy chọn lựa những thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản... Bên cạnh đó, khi có thai và cho con bú nếu tình trạng loãng xương ở mức báo động, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình thì người mẹ nên dùng thêm thuốc bổ sung vitamin D và tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để được uống thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định.

http://chuabenhkhop.vn/vi-sao-sau-khi-sinh-phu-nu-thuong-bi-loang-xuong_705.html

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Nguyên tắc quan trọng trong việc phòng bệnh loãng xương

1. Thay đổi thói quen ăn uống
Các chuyên gia khuyên rằng để phòng ngừa bệnh loãng xương, bên cạnh những thực phẩm chức năng, bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh đặc biệt là rau lá đậm. Ngoài ra, cần bổ sung thêm ngũ cốc như gạo cẩm, lúa mạch, hạt kê, các loại rau họ đậu.
Thêm vào đó, để tăng hàm lượng calci, bạn nên ăn thêm những món salat có sự “góp mặt” của chanh vắt và dấm. Dấm và calci có thể sản sinh ra phản ứng hóa học, sinh thành calcium acetate vừa hòa tan trong nước lại vừa dễ được cơ thể hấp thu. Vì thế cho nên khi chế biến món ăn cho thêm chút dấm vào rất có lợi cho việc hấp thu chất calci của cơ thể.


2. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể có thể hấp thu calxi một cách dễ dàng. Cho nên, muốn xương chắc khỏe và không bị xốp, ngoài việc bổ sung calci, việc thu nạp vitamin D cũng rất cần thiết.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng có khả năng cung cấp vitamin D rất tốt cho con người. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn những người khác.
Tuy nhiên, cũng xin lưu ý rằng, không nên tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời, bởi trong nó có chứa hai loại tia cực độc UVA và UVB là tác nhân gây tổn hại làn da, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư da. Mỗi ngày nên phơi nắng từ 10-15 phút và thời gian tốt nhất đó là trước 9h sáng và sau 4h chiều. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phơi nắng thời điểm này khá an toàn và tốt cho cơ thể vì tia UV lúc này không gây hại mà còn giúp da hấp thụ Vitamin D, hỗ trợ quá trình phát triển của xương. Tuy nhiên, nếu phơi nắng từ khoảng 11h trưa đến 2-3h chiều, những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da của bạn.



3. Cắt giảm hàm lượng protein
Các nghiên cứu đã chứng minh việc dư thừa hàm lượng protein trong chế độ ăn uống sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ calci bị đào thải qua đường nước tiểu sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao.

4. Tránh xa rượu và thuốc lá
Rươu và thuốc lá chính là kẻ thù gây nên căn bệnh loãng xương. Bởi chất cồn trong rượu và nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân gây cản trở quá trình hấp thu calci vào cơ thể. Nếu bạn sử dụng thuốc lá và rượu trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa rượu và thuốc lá, nếu được nên từ bỏ chúng.


5. Bổ sung những loại thuốc cần thiết
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm chức năng, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm những loại thuốc như calci, magie, vitamin E, D hay kẽm. Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà bạn rất dễ dàng có thể kiếm tìm đó là từ các loại trái cây tươi và rau xanh.

6. Tập luyện
Luyện tập đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và luyện tập càng quan trọng hơn đối với những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vậy, nếu không muốn bị chứng bệnh loãng xương tấn công bạn nên chăm chỉ luyện tập một cách thường xuyên.
Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy chậm, tập aerobic… giúp duy trì sự rắn chắc của xương và chống loãng xương. Nên tập 30 phút mỗi ngày.



7. Duy trì cân nặng hợp lý
Thể trạng con người phụ thuộc nhiều vào nền tảng hormon và mức độ trao đổi chất. Những người cao và gầy thì xương mỏng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hơn những người có thể trạng vạm vỡ và chiều cao vừa phải. Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể được phát triển toàn diện và phòng ngừa loãng xương.

8. Khám định kỳ
Việc kiểm tra mật độ xương định kỳ là rất cần thiết nhất là đối với những người có nguy cơ loãng xương như người nghiện rượu, hút thuốc lá, phụ nữ tiền mãn kinh…Đây là cách giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Cũng nên để ý đến chiều cao của mình. Sự giảm chiều cao vài phân là dấu hiệu đầu tiên của chứng mòn đốt sỗng và loãng xương.

9. Chữa ngay chứng trầm cảm

Ở những người mắc chứng trầm cảm có nguy cơ giảm mật độ xương vùng cột sống và hông cao hơn hẳn những người khác. Nguyên nhân là do khi bị trầm cảm. cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol, một hooc môn liên quan đến stress. Chất này làm giảm lượng chất khoáng trong cơ thể.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Tại sao bà bầu cần bổ sung nhiều canxi?

Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, đây là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này.

Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ canxi thì nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương và làm cho toàn bộ hệ xương khớp bị yếu đi.
Ai cũng có nguy cơ bị loãng xương, đặc biệt là ở người già, phụ nữ mãn kinh và đang mang thai.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho bà bầu, giúp mẹ bầu có thể bảo vệ tốt hơn cho thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, thai nhi đang có sự phát triển và dần hoàn thiện hệ xương và các cơ quan trong cơ thể, do đó rất cần đến canxi.
Phần lớn canxi được bổ sung vào cơ thể mẹ được hòa tan vào máu, thông qua nhai thai, cùng với photpho có nhiệm vụ quan trọng cấu thành nên bộ xương cho trẻ. Nếu không bổ sung canxi cho bà bầu đủ lượng cần thiết, thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương của mẹ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ, khiến cho sức mạnh của hệ xương khớp giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, nếu lượng canxi cung cấp cho mẹ bầu không đủ thì thai nhi khi sinh ra có khả năng bị còi xương khá cao. Do đó, chú trọng đến việc bổ sung canxi cho bà bầu là hết sức cần thiết nhằm phòng tránh bệnh loãng xương và giúp cho bé khi ra đời có hệ xương khớp khỏe mạnh.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Nguy cơ loãng xương vì lạm dụng nước ngọt có ga

Nguy cơ loãng xương vì lạm dụng nước ngọt có ga

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương và thường đi kèm với biến chứng là gãy xương. Đây thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Tỷ lệ bị mất xương ở phụ nữ cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, thức uống có ga có thể góp phần gây loãng xương, cũng giống như chế độ ăn uống thiếu canxi.
Trong nước ngọt có ga có chứa nhiều phốt pho, đây là khoáng chất cũng rất cần cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều thì lượng phốt pho lại dư thừa quá mức. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả tác động đến hệ thần kinh, vận động, nội tiết. Chỉ khi lượng canxi và phốt pho cân bằng thì các phản ứng trong cơ thể mới diễn ra bình thường.
Phốt pho, tồn tại dưới dạng axit photphoric có thể gây cản trở cho việc hấp thu canxi, làm tỉ lệ canxi – phốt pho mất cân bằng dẫn đến thiếu canxi. Chế độ ăn uống giàu thực phẩm và nước uống có chứa phốt pho sẽ có thể làm tăng xác suất loãng xương. Nồng độ phốt pho cao làm nồng độ canxi trong máu giảm. Để bù lại lượng canxi trong máu, hệ xương phải giải phóng canxi để điều chỉnh lại lượng canxi trong máu, do đó làm xương yếu đi, dẫn đến nguy cơ gãy xương.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều trẻ em bị bệnh ngoài da, còi xương và người già bị bệnh cột sống vì chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều phốt pho do lạm dụng nước ngọt có ga, thịt xông khói trong khi lại thiếu canxi.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chống loãng xương tuổi mãn kinh bằng đậu nành

Loãng xương là nguyên nhân gây ra khoảng 9 triệu ca gãy xương trên toàn thế giới mỗi năm. Quỹ Loãng xương Quốc gia tại Mỹ ước tính hơn 10 triệu người trưởng thành ở Mỹ trên 50 tuổi bị loãng xương. Trên thực tế, cơ thể chúng ta vẫn tiếp tục tái tạo xương cho đến năm 30 tuổi, sau đó lượng xương mới tạo ra sẽ ít hơn lượng mất đi. Đối với phụ nữ, việc mãn kinh càng làm tăng nhanh lượng xương bị mất.
Thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi lớn về hoóc -môn, khiến cho nhiều phụ nữ mắc phải những rối loạn về tiêu hóa, thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh là do mức độ nội tiết tố estrogen suy giảm. Việc bổ sung estrogen tự nhiên là giải pháp hiệu quả làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thuộc ĐH Hull vừa được báo cáo ở hội nghị thường niên Hội Nội tiết Anh tại TP Edinburgh – Scotlan thì việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành có thể giúp phụ nữ mãn kinh phòng chống chứng loãng xương một cách hiệu quả.
Đậu nành là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho những phụ nữ tuổi mãn kinh bởi trong đậu nành chứa nhiều protein và chất Isoflavone. Chất Isoflavones có khả năng làm giảm khả năng mất canxi trong xương, nhất là từ đốt sống ngang lưng và hông ở phụ nữ giai đoạn hậu mãn kinh.
đậu nành chứa rất giàu estrogens
Đậu nành chứa rất giàu estrogens giúp điều trị loãng xương hiệu quả
Xương của phụ nữ bị mất đi nhanh nhất sau mãn kinh do cơ thể lúc đó sản sinh ít hoóc-môn sinh dục oestrogen - dạng hormone có thể giúp chống loãng xương. Đậu nành cũng là loại cây rất giàu estrogens, cung cấp lượng estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tác dụng của đạm đậu nành được cho là giống với các loại thuốc chống loãng xương hiện có.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến 33% tổng năng lượng của đậu nành là đạm chất lượng cao, loại đạm này có chứa các axít amin chủ yếu giúp ngăn ngừa chứng loãng xương ở nữ giới.
Theo trang tin Medical Xpress, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 200 phụ nữ mãn kinh sớm bằng cách bổ sung 66 mg isoflavone và protein đậu nành vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong 6 tháng. Nhóm nhận thấy những người được bổ sung isoflavone thì có tỉ suất mất xương chậm hơn người không được bổ sung. Điều này cho thấy tỷ lệ mất tế bào xương đang chậm lại và nguy cơ loãng xương đã giảm.
Một chế độ ăn uống khoa học với lượng đậu nành hợp lý được chứng minh sẽ làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, bạn cần ăn uống điều độ, trong trường hợp thỉnh thoảng bạn mới uống một ly sữa đậu thì kết quả sẽ không như mong muốn. Sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày sẽ đảm bảo cho xương chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm, các loại ngũ cốc: kê, lúa mạch…

Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thu canxi một cách dễ dàng, do đó muốn có một bộ xương chắc khỏe, ngoài việc bổ sung canxi thì việc thu nạp vitamin D cũng rất cần thiết. Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng có khả năng cung cấp vitamin rất tốt cho con người. Những phụ nữ mãn kinh ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với những phụ nữ khác.

Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/chong-loang-xuong-tuoi-man-kinh-bang-dau-nanh_786.html

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Bị loãng xương dễ gù vẹo cột sống

Loãng xương có thể dẫn đến gù vẹo cột sống
Theo các chuyên gia y tế, loãng xương, thoái hóa đĩa đệm là một trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng gù vẹo cột sống bên cạnh nguyên nhân do lối sống, tư thế ngồi hay dị tật bẩm sinh.
Tình trạng loãng xương có thể dẫn đến gù vẹo cột sống bởi khi loãng xương, canxi cung cấp không đủ cho việc hình thành xương, mật độ tế bào xương giảm sút, dẫn đến xương xốp hơn. Đặc biệt là khi sinh hoạt, làm việc không khoa học thì xương cột sống rất dễ bị biến dạng và trở nên cong vẹo, gãy lún.
Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Giữa hai đốt sống là đĩa đệm, có tính đàn hồi nhằm chống ma sát, giảm xóc. Cong vẹo cột sống hình chữ S ngược thường gặp nhiều nhất trong khi cong vẹo hình chữ C ít gặp hơn. Khi đoạn cột sống cổ và lưng cong lồi về sau quá mức khiến lưng bệnh nhân tròn, vai thấp xuống, bụng nhô, đầu ngả về phía trước, tạo tư thế gù vẹo cột sống.
Ở phụ nữ sau khi mãn kinh khoảng 5 năm sẽ xuất hiện hiện tượng mất chất khoáng ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương gia tăng rất nhanh. Gù vẹo cột sống là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, bị loãng xương và thường xuyên gãy xẹp đốt sống. Phần trước của đốt sống sẽ bị xẹp và tạo thành hình chêm do thiếu khoảng đốt sống bình thường. Gù làm cho cột sống ngực cong hơn bình thường.

Tùy theo mức độ biến dạng cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng sống của cơ thể trong đó quan trọng nhất là hô hấp. Gù vẹo cột sống có thể khiến thể tích phổi giảm, thông khí kém, mức độ nặng có thể gây suy yếu và đau dữ dội. Biến dạng gù lưng về lâu dài có thể gây chèn ép tim, phổi, ruột gây khó thở và chán ăn.

Gãy xương - hệ quả tất yếu của bệnh loãng xương

Tỉ lệ người bị gãy xương do loãng xương khá cao
Loãng xương được coi là yếu tố hàng đầu dẫn đến tổn thương về xương khớp và là nguyên nhân của không ít các trường hợp gãy xương, đặc biệt là xương đùi. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương, giảm đi sức cơ và tăng khả năng bị té ngã, do đó người bị loãng xương thường có nguy cơ gãy xương rất cao. Ngoài ra, chính loãng xương là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các vấn đề liên quan đến xương khớp:
- Gù lưng, giảm rõ chiều cao của người bệnh.
- Xuất hiện các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính do tình trạng gãy xương.
- Xuất hiện các biến chứng do gãy xương: viêm xương, xương bị biến dạng, tổn thương thần kinh,…
- Rối loạn hô hấp và tiêu hóa do biến dạng xương khớp.
Theo một nghiên cứu mới nhất thì các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị tàn phế thương tật vĩnh viễn. Những người bị loãng xương thì xương sẽ dễ bị gãy hơn bình thường, chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gãy nặng.
Tình trạng gãy cổ xương đùi ở phụ nữ sau mãn kinh là hậu quả của loãng xương và cũng có đến 1/3 các ca gãy cổ xương đùi, gãy xương đốt sống do loãng xương xảy ra ở nam giới. Theo thống kê, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, tỉ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn cả đột quỵ, đau tim và ung thư vú.
Những người già bị gãy xương đùi do loãng xương liên quan đến sự lão hoá. Nếu xương đùi mỏng và yếu đi, thậm chí xoay người cũng có thể dẫn đến gãy xương. Ước tính nguy cơ bị gãy xương do loãng xương ở đàn ông tuổi trên 50 là 27%, cao hơn cả nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, trong khi đó có tới 25% phụ nữ trên 75 tuổi bị loãng xương nặng, dẫn đến gãy cổ xương đùi.
gãy xương do loãng xương
Gãy xương do loãng xương
Cách dieu tri loang xuong tốt nhất là nên phòng ngừa loãng xương ngay từ bây giờ
Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh loãng xương hoặc bạn nhận thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh loãng xương, hãy bắt đầu phòng ngừa sớm bằng việc thay đổi lối sống với chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
- Tập thể dục: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Theo như các nghiên cứu gần đây, vận động hợp lý có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự suy giảm canxi dẫn đến loãng xương. Đặc biệt là đối với những người làm việc lâu bên máy vi tính, những người ít vận động cần thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai của xương khớp. Các bài tập như đi bộ, chạy, bơi lội, yoga có thể giúp bạn tránh nguy cơ bị loãng xương khá hiệu quả.
tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày phòng bệnh loãng xương
- Ăn ít muối: Muối cần thiết cho cơ thể nhưng nó cũng làm tăng sự bài tiết lượng canxi trong nước tiểu và mồ hôi, gây thiếu canxi trong xương, dẫn đến tình trạng loãng xương. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh tăng huyết áp lượng canxi đào thải trong nước tiều càng lớn, do đó cần kiểm soát tốt lượng muối ăn hàng ngày vào cơ thể.
- Hạn chế đồ uống có ga: Một số nghiên cứu cho thấy rằng thay vì uống sữa, những người thường xuyên uống soda, coca sẽ làm suy yếu xương và gia tăng bệnh loãng xương. Trẻ nhỏ nếu uống nhiều nước có ga sẽ làm chậm quá trình phát triển của xương, dẫn đến còi xương.
- Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống bốn tách cà phê mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ gãy xương hơn những người khác. Đặc biệt, sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến cho sự đào thải canxi diễn ra nhanh hơn.

- Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ loãng xương nhiều lần với sự hình thành của các khối xương yếu.
- Bổ sung canxi: Canxi là khoáng chất cần thiết cho việc cấu thành xương và nó cũng góp phần ngăn chặn sự loãng xương, giảm mật độ xương trong cơ thể. Người lớn trung bình cần 1g canxi mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ sữa hay các chế phẩm của sữa, ăn thêm các loại tôm, cua, cá béo, các loại rau củ quả như cải bó xôi, súp lơ xanh, táo…
thuốc lá, cafe
Nói không với thuốc lá và cafe
- Chỉ số khối lượng cơ thể BMI quá thấp, vóc dáng gầy, nhỏ bé cũng có thể thúc đẩy tình trạng loãng xương. Thông thường, nên duy trì chỉ số BMI từ 18,5-23, do đó những người tầm vóc nhỏ bỏ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thường ngày để bổ sung thêm canxi và dinh dưỡng cho cơ thể.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Món ăn phòng và chữa loãng xương từ hạt sen

Loãng xương là gì? Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phòng và chữa bệnh loãng xương.
Sau đây là một số món ăn đơn giản, dễ làm được chế biến từ hạt sen giúp phòng và điều trị loãng xương.
1. Củ cải nấu hạt sen.
- Nguyên liệu:
Củ cải: 500g
Hạt sen:30g
Xương ống lợn: 500g
Mỡ gà: 30g
Gừng: 5g
Hành: 10g
Hành: 10g
Rượu vang: 10ml
Muối: 3g
Mì chính: 2g
Tiêu bột: 1g
- Cách làm:
Hạt sen ngâm nước một đêm, cắt hai đầu, bỏ tâm sen. Xương ống lớn rửa sạch, chặt miếng. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông 4cm. Gừng thái lát, hành cắt khúc.
Cho hạt sen, xương ống lợn, củ cải, gừng hành, rượu vào nồi, cho thêm 1200ml nước, đun sôi, để lửa nhỏ, hầm 35 phút được. Nêm muối, mì chính, tiêu bột, mỡ gà vào. Để nguội vừa ăn.
- Công dụng: dưỡng tâm, an thần, ích thận cố tinh, tốt cho dạ dày chống loãng xương.

2. Mướp đắng nấu hạt sen
- Nguyên liệu:
Hạt sen: 30g
Mướp đắng: 300g
Thịt lợn nạc: 100g 
Rượu: 10ml
Gừng: 5g
Hành: 10g
Dầu ăn: 20g
Bột năng: 10g
Lòng trắng trứng gà: 1 quả
Đường trắng: 5g
Mỡ gà: 30g
Muối: 3g
Mì chính: 2g
Tiêu bột: 1g
- Cách làm:
Hạt sen rửa sạch đập nhỏ, thịt lợn nạc rửa sạch xay nhuyễn, gừng băm nhỏ, hành tỉa hoa.
Cho hạt sen, thịt lợn, gừng, hành, bột năng, rượu, lòng trắng trứng gà và gia vị vào bát trộn đều làm nhân.
Mướp đắng ngắt bỏ đầu đuôi, bỏ ruột, nhồi nhân thịt vào, cho vào chõ hấp khoảng 25 phút, khi chín lấy ra thái khúc khoảng 4cm. Xếp các khúc mướp đắng vào đĩa trang trí xong mang ra ăn.
- Công dụng: Bổ thận cố tinh, chống loãng xương.

Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/mon-an-phong-va-chua-loang-xuong-tu-hat-sen_782.html

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

phòng bệnh loãng xương ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh và điều trị bệnh loãng xương ở trẻ em bằng cách nào?
Canxi chính là chìa khóa giúp cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ. Do đó, cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên để thúc đẩy sự tăng trưởng của xương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung canxi ở giai đoạn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, điều này sẽ giúp tăng mức khoáng hóa xương cho trẻ và là tiền đề cho hệ xương khớp phát triển ở giai đoạn dậy thì.
Nhu cầu canxi khác nhau theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý. Dưới đây là bảng nhu cầu canxi theo lứa tuổi như sau:
– Trẻ 0 - 5 tháng có nhu cầu 300 mg/ngày
– Trẻ 6 - 11 tháng có nhu cầu 400mg/ngày
– Trẻ 1- 3 tuổi có nhu cầu 500mg/ngày
– Trẻ 4- 6 tuổi có nhu cầu 600mg/ngày
– Trẻ 7- 9 tuổi có nhu cầu 700mg/ngày
– Thiếu niên 10-18 tuổi có nhu cầu 1.000mg/ngày
Sữa và các chế phẩm của sữa sẽ là nguồn cung cấp canxi quan trọng. Ngoài ra, nguồn canxi dồi dào được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, ngao, ốc, lòng đỏ trứng.
Không chỉ có trẻ em cần uống nhiều sữa mà ngay cả người lớn cũng cần cung cấp một lượng sữa nhất định cho cơ thể mỗi ngày. Theo một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Periodontology, những người mà hàng ngày tiêu thụ ít hơn 500mg canxi sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh về xương và răng lợi cao gấp đôi so với những người uống nhiều sữa.
Nên tăng cường thêm các loại rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, nhất là rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải bó xôi,…
Vitamin D tham gia vào việc điều hòa, chuyển hóa canxi và phốt pho để hình thành bộ xương hoàn chỉnh, do đó trẻ cần được tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, lưu ý tránh tiếp xúc với ánh nắng từ 10h-15h bởi đây là thời gian ánh nắng chứa nhiều tia cực tím có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tăng cường các thức ăn có nguồn gốc từ cá, gan, sữa, ngũ cốc.
Các vận động hợp lý, thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho hệ xương khớp của trẻ dẻo dai hơn. Đồng thời, thường xuyên đưa trẻ đến thăm khám tại các chuyên khoa y tế để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp nếu trẻ mắc các bệnh liên quan đến loãng xương hay các bệnh xương khớp khác.
Nếu được chẩn đoán là có nguy cơ mắc bệnh loãng xương do di truyền thì trẻ cần được áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: tập thể dục, bổ sung canxi và vitamin D kéo dài, kiểm tra mật độ xương thường xuyên.

Xem thêm: www.chuabenhkhop.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Mối quan hệ giữa loãng xương và thoái hóa khớp

Bệnh loãng xương thường diễn ra âm thầm, là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Đặc trưng của bệnh này là sự mất xương làm cho xương trở lên giòn và dễ gãy. Hiện tượng loãng xương thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ hơn do một số nguyên nhân như: di truyền, mang thai, cho con bú hoặc ở những người ít vận động, khung xương nhỏ, người gầy yếu…
Quá trình loãng xương kéo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi xương bắt đầu thoái hóa, xương mất dần khoáng xương. Thường ở tuổi từ 40 đến 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng. Đau xảy ra sớm hơn ở những người làm công việc nặng nhọc hoặc phụ nữ. Loãng xương làm các đốt sống giòn dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài và thường xuyên, đau sẽ nhiều hơn khi ngồi lâu hoặc đứng lâu và đỡ đau khi năm nghỉ. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội làm cho người bệnh rất hoang mang lo sợ. Loãng xương ở xương tay, chân cũng có thể gây đau nhưng không nhiều. Tuy nhiên, loãng xương tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay chân mạnh. Vì xương bị loãng rất yếu, rất dễ gãy.

Loãng xương làm các đốt sống giòn dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài và thường xuyên

Trong khi đó, thoái hóa xương thường xảy ra sớm hơn ở nơi tiếp giáp các đầu xương như: khớp cổ, khớp giữa các đốt sống lưng… Những khớp xương này có vai trò chính là giúp toàn bộ cơ thể vận động dễ dàng. Khớp xương được cấu tạo chủ yếu gồm: các đốt xương được nối với nhau bởi lớp sụn và bao hoạt dịch. Thoái hóa xương gây xẹp lún các đốt xương, sẽ chèn ép phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Bệnh thường gặp ở khớp gối, sống lưng, đốt sống cổ, gây nên tình trạng đau mỏi khớp, đau lưng, đau mỏi vai gáy hoặc nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Suy giảm mật độ xương và loãng xương có thể gây ra biến dạng cột sống như: còng lưng, vẹo cột sống gây nên hiện tượng lún và xẹp cột sống lưng.

Người bị thoái hóa xương thường xuất hiện đau ở đốt sống cổ, khớp gối, sống lưng 
Như vậy, quá trình loãng xương và thoái hóa khớp đều là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi và luôn song hành trên mỗi cơ thể. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động sử dụng biện pháp để giúp xương khớp luôn chắc khỏe, hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp và loãng xương. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Về ăn uống cần bổ sung các thực phẩm có nhiều Canxi và Vitamin D như: tôm cua cá, cá hồi, gan, trứng, rau dền, cải chíp, súp lơ, đậu phụ và sữa đậu nành,... Duy trì nếp sống lành mạnh, hoạt động thể thao đều đặn. Ngoài ra, nên sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị loãng xương và thoái hóa khớp.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, nên rất khó phát hiện. Thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương chính vì vậy loãng xương càng trở nên nguy hiểm do không được phát hiện và điều trị kịp thời.

bệnh loãng xương có nguy hiểm không 
Hình ảnh mô phỏng bệnh nhân bị loãng xương

Hậu quả do loãng xương gây nên
- Đau nhức xương: Đau tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài, đau tăng về đêm.
- Đau cột sống lưng: Đau thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi đổi tư thế.


Đau cột sống, thắt lưng là triệu chứng của bệnh loãng xương 
- Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Các đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút hay ra mồ hôi.
Hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương là gãy xương dù chỉ với những va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi. Gãy xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay. Do đây là các vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khó phục hồi, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.
 Bệnh loãng xương có chữa được không? Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Điều trị loãng xương thường phức tạp, kéo dài và rất tốn kém. Ngược lại, phòng ngừa bệnh thì đơn giản hơn và ai cũng có thể thực hiện. Cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể là điều tiên quyết.

bổ sung canxi 
Người bị loãng xương nên bổ sung các thực phẩm nhiều canxi 
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau bó xôi, mè (vừng), sữa,… bạn cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe.

Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng điều trị bệnh loãng xương
Chế độ dinh dưỡng cho xương là chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương trong suốt cuộc đời.
- Bổ sung canxi, vitamin D
Canxi là thành phần chính cấu thành nên bộ xương, hàm răng của con người và canxi cũng chiếm tới 1-2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành. Theo nghiên cứu, mỗi người dân Việt Nam hiện đang thiếu hụt khoảng 50% nhu cầu canxi hàng ngày (khoảng 500mg) do khẩu phần ăn không hợp lý.
Muốn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, tốt nhất, bạn nên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Sữa gạo, sữa đậu nành cũng khá tốt cho sự phát triển của hệ xương và phòng tránh bệnh loãng xương ngay từ khi còn trẻ.
Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng phòng bệnh loãng xương, chúng ta không thể bỏ qua các loại hải sản như tôm, cua, cá cơm,…Đây chính là nguồn cung cấp canxi rất dồi dào và giúp cho bữa cơm của chúng ta trở nên phong phú hơn.
bỏ sung canxi từ sữa
Bỏ sung canxi từ sữa
- Nên sử dụng thường xuyên các loại cá béo giàu Omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi. Đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin K, vitamin B, iốt và magiê. Vitamin K và magiê giúp cho sự hấp thu canxi vào cơ thể được tốt hơn.
- Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả
Nên tăng cường các loại rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày như: cải cá, củ cải, rau chân vịt, mướp tây, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, ớt đỏ, ớt xanh,…
Đu đủ, dâu tây, cam, chuối, nho, đu đủ, dứa, rau mầm,…cũng là những loại trái cây cần thiết cho sự phát triển của xương khớp.
đu đủ
Nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả
- Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng dầu ô liu, đậu nành, việt quất và những thực phẩm giàu omega-3 giống như dầu cá hay dầu lanh sẽ tăng cường được sự dẻo dai của xương khớp, giúp phòng tránh và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả.
- Sử dụng quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và làm cho xương yếu đi, do đó hãy cố gắng kiểm soát lượng thực phẩm và lượng muối sử dụng hàng ngày. Tốt nhất là không nên sử dụng quá 2-3 mg muối mỗi ngày.
- Thức uống có cồn như rượu, bia cũng là tác nhân gây loãng xương, do đó không nên sử dụng các loại đồ uống này quá nhiều. Các loại trà hay nước ngọt có ga cũng là loại đồ uống khuyến cáo hạn chế sử dụng do nó ngăn cản sự hấp thụ của canxi và khiến cho canxi bị bài tiết ra ngoài nhiều hơn.
rượu bia
Tránh uống đồ uống có cồn như rượu bia
- Bánh mì và các loại đồ hộp cũng cần giảm thiểu tối đa trong khẩu phần ăn bởi chúng có sự tương khắc với canxi, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng giúp duy trì lượng canxi cần có cho cơ thể, phòng ngừa loãng xương hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần có sự thay đổi tích cực trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập thể dục hàng ngày cũng là một phương cách giúp tăng cường sức dẻo dai của hệ xương khớp, hạn chế các bệnh về loãng xương cũng như nhức mỏi xương khớp. Tắm nắng hoặc chơi ngoài nắng với thời gian thích hợp 10 – 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, để ánh nắng chiếu trực tiếp trên bề mặt da sẽ là cách tăng cường vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Loãng xương phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bệnh loãng xương là gì? Cách phòng bệnh
- Những người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế định kỳ 1 năm 2 lần. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Ngoài ra, những người đã đến tuổi trưởng thành bị kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40 kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, người nghiện rượu, thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương.
- Nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
- Cần ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì giúp làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương, tăng khoáng chất cho xương.
 ăn nhiều hải sản tôm, cua ốc nhiều canxi tốt cho xương khớp
Nên ăn nhiều tôm, cua, ốc và các thực phẩm giàu canxi
- Nên tránh rượu, bia, thuốc lá, café.
- Tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D: Nguồn vitamin D có nhiều nhất từ ánh nắng mặt trời, việc tắm nắng vào lúc sáng sớm sẽ rất tốt giúp xương chắc khỏe.
- Với những người bị loãng xương thì việc tập thể dục cũng rất cần thiết, tuy nhiên chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.
 bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho xương khớp
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho xương khớp

- Khi bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bị loãng xương

1. Sữa tươi:

sữa tươi nhiều canxi 
Sữa tươi

- Hàm lượng: 120mg canxi trong 100ml sữa.
Sữa là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nếu uống nhiều sữa sẽ dẫn đến béo phì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tránh béo phì lại có thể ngừa bệnh loãng xương, giúp xương chắc khỏe, người lớn chỉ nên uống khoảng 200ml sữa mỗi ngày.
Tương tự như sữa tươi, sữa đậu nành cũng chứa rất nhiều canxi, ngoài ra còn có magiê, có tác dụng làm giảm cholesterol.

2. Cải xoăn:

cải xoăn nhiều canxi 
Cải Xoăn giàu canxi tốt cho điều trị loãng xương

- Hàm lượng: 32mg canxi trong 50g.
Cải xoăn là một món rau giàu dinh dưỡng với những lợi ích tuyệt vời. Cải xoăn rất giàu canxi giúp cho hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra còn có rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, folate và magie giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương. Chưa kể, trong cải xoăn còn có vitamin K, một chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự đông máu.

3. Súp lơ xanh (Bông cải xanh):

súp lơ xanh nhiều canxi 
Súp lơ xanh

- Hàm lượng: 112 mg canxi trong 120g súp lơ xanh.
Bạn có biết ngoài canxi, súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin C gần gấp đôi so với một quả cam. Ăn nhiều súp lơ xanh còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư đại tràng và bàng quang.

4. Cải thìa (cải chíp):

cải thìa 
Cải thìa

- Hàm lượng: 20mg canxi trong 50g.
Cải thìa là loại rau dễ chế biến, ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài canxi, cải thìa chứa rất nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin C và kali tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, cải thìa còn có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, hạ huyết áp cao, phòng ngừa ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

5. Cam

cam chứa canxi 
Cam chứa canxi

- Hàm lượng: 60 mg canxi trong 150g.
Cam được biết là loại trái cây giàu vitamin C. Ngoài ra, cam còn chứa nhiều canxi, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như: magiê, sắt, vitamin A, B1, B2, kali và folate. Ăn một trái cam tươi mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giúp cho xương và hệ thống miễn dịch phát triển ổn định, chống oxy hóa.

6. Cá mòi

cá mòi 
Cá Mòi

- Hàm lượng: 240 mg canxi trong 60g cá mòi.
Ngoài canxi, cá mòi còn chứa một lượng lớn vitamin D, có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thu canxi vào cơ thể giúp cho xương ngày càng chắc khỏe. Cá mòi còn rất giàu protein và axit béo omega 3 và omega 6, là các chất chống ô xy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

7. Cá hồi đóng hộp.

cá hồi 
Cá Hồi

- Hàm lượng: 232 mg trong ½ lon.
Chỉ cần ăn ½ hộp cá hồi đóng hộp có thể cung cấp 44% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn. Cá hồi còn chứa omega 3 giúp hạ cholesterol trong máu tốt cho tim mạch.

8. Đậu trắng:

đậu trắng nhiều canxi 
Đậu trắng

- Hàm lượng: 132 mg canxi trong 80g.
Đậu trắng giàu chất xơ, protein, sắt và kali. Ngoài ra, chúng còn có chứa tinh bột giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

9. Hạnh nhân:

hạnh nhân nhiều canxi 

- Hàm lượng: 75mg canxi trong 30g.
Hạnh nhân là một trong các loại hạt tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Trong hạnh nhân chứa khoảng 12% chất đạm cần thiết và rất giàu vitamin E, kali. Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp giảm cholesterol.

10. Sung (quả vả):

sung nhiều canxi 
Quả Sung

Sung hay quả vả là loại quả dân dã hay tìm thấy ở các vùng quê. Sung rất giàu canxi giúp cho hệ xương phát triển. Ngoài ra, sung còn là nguồn cung cấp một lượng lớn chất xơ, kali, vitamin K và B6.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Chế độ ăn đối với người bị loãng xương

- Bổ sung các thức ăn giàu canxi như: rau xanh, trái cây, tôm, cua, thịt trứng. Có thể dùng thêm các loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo. Không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Nên dùng thêm các chế phẩm của sữa như phomat cùng với vitamin D.
thịt cá trứng sữa
Thịt, cá, trứng, sữa, cua ốc... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Lượng protein đặc biệt là protein động vật trong khẩu phần nên ăn vừa phải.
- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Thực tế cho rằng, những người ít vận động, tập thể dục thể thao thì quá trình loãng xương diễn ra nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, khi tập luyện cần lưu ý: Vận động cơ bắp nhịp nhàng, từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt. Một số loại hình thể dục như: đi bộ, bơi lội cũng có tác dụng rất tốt, phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.
tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao thường xuyên tốt cho sức khỏe
- Có thời gian hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D.

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Gầy là một yếu tố nguy cơ của loãng xương.
cach dieu tri benh loang xuong

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Loãng xương và những điều cần thực hiện

Loãng xương là một vấn đề xã hội do bệnh có tỷ lệ ngày càng cao và xu hướng trẻ hóa, chi phí điều trị ngày càng tốn kém (theo thống kê ở Mỹ: năm 1986 chi phí điều trị là 5,1 tỉ USD, năm 2001 tăng lên 20 tỷ USD).

Y học chia loãng xương thành 3 loại:
-    Loãng xương nguyên phát
-    Loãng xương sau mãn kinh
-    Loãng xương thứ phát

Loãng xương thường do các yếu tố di truyền, tuổi tác, cân nặng, ít hoạt động thể lực, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, sử dụng nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá, sử dụng thuốc corticoid dài ngày (làm tăng thải trừ can xi, giảm hấp thu canxi) hoặc do thiểu năng các tuyến sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng thường thấy là: đau cột sống (đau kiểu viêm, đau tăng về đêm, gần sáng và ngày càng tăng dần, xẹp một đốt sống đơn độc ở cao trên D5), đau ở xương cẳng chân, đau khi ngồi lâu, đau khi thay đổi tư thế, đau ngực, gù lưng, giảm chiều cao. Bệnh được xác định khi đo mật độ chất khoáng trong xương. Nhờ phương pháp này có thể đánh giá khối lượng xương, theo dõi tiến triển của loãng xương, phát hiện nguy cơ biến chứng gãy xương:
Loãng xương                 Tscore < - 2,5
Loãng xương nặng         Tscore < - 2,5 và có 1 hoặc nhiều xương gãy.
Để điều trị hiệu quả bệnh loãng xương cần đi khám để phát hiện bệnh sớm, nghiêm túc thực hiện  theo chế độ sinh hoạt để cải thiện bệnh: vận động thường xuyên phù hợp với sức khỏe, duy trì lối sống năng động, thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất đặc biệt là canxi (như sữa, phomat, sữa chua, cá mòi, tôm cua) hoặc uống bổ sung canxi. Cần lưu ý phải theo đúng liều lượng do bác sỹ chỉ định để tránh bị tăng can xi huyết. Hàng ngày cần giữ tư thế đúng, tránh áp lực trên cột sống, đi giầy đế thấp, cẩn trọng tránh trượt ngã trên nền nhà. Các chế độ tập luyện ăn uống cần duy trì đều đặn suốt đời người. Cần kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực và giải trí.

Người cao tuổi cần có chế độ tập luyện điều độ phòng ngừa loãng xương
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại thuốc dùng cho loãng xương, phần lớn là thuốc tân dược như các loại phối hợp vitamin với canxi, sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường tiêu hóa, các loại nội tiết tố tổng hợp, các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xương (tăng tạo xương, giảm hủy xương). Thuốc tân dược khi dùng phải theo đúng liều lượng và thận trọng do thuốc có nhiều tác dụng phụ.
Hiện nay một khuynh hướng được nhiều người thực hiện là dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng để phòng ngừa loãng xương, xốp xương, đau nhức xương khớp cho người trung, cao tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh, giúp xương chắc khỏe hơn.

VIÊN KHỚP TÂM BÌNH của Công ty Dược phẩm Tâm Bình là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược gồm 10 loại dược liệu quý, có bổ sung cao quy bản là dạng canxi hữu cơ dễ hấp thu. Chính vì vậy sản phẩm sử dụng an toàn, thuận tiện, có thể dùng lâu dài.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới

1. Cấu tạo cơ thể: Phụ nữ có cấu tạo bộ xương nhỏ hơn nam giới, vì vậy khi cùng mất đi một lượng xương thì nữ giới nhanh chóng bị loãng xương hơn nam. Chính vì vậy mà người Châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn do thể trạng thấp, bé. Cơ thể nam giới có nhiều cơ hơn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình tao xương. Tình trạng mất xương ở phụ nữ diễn ra nhanh hơn ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh.

2. Di truyền: Những phụ nữ có mẹ hoặc bà bị loãng xương cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn bình thường do tính di truyền từ gia đình. Hoặc do cấu trúc bẩm sinh của xương có vỏ mỏng, rỗ trong vỏ xương…

3. Mang thai và cho con bú: Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ thiêng liêng, nhưng cũng chính từ quá trình mang thai và cho con bú lượng xương của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể do nhu cầu về canxi cho thai nhi tăng. Những người có càng nhiều con thì nguy cơ bị loãng xương càng lớn.

4. Ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh: Lượng estrogen bị thiếu hụt nghiêm trọng do buồng trứng ngưng hoạt động. Các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn tế bào tạo xương khiến lượng xương bị mất đi nhanh chóng dẫn đến hiện tượng loãng xương. Hoặc những phụ nữ bị cắt buồng trứng cũng có ngủy cơ cao mắc căn bệnh này.


5. Những bệnh lý hay mắc phải: Phụ nữ thường hay mắc các bệnh về xương khớp, cột sống…Dẫn đến việc điều trị lâu ngày bằng các thuốc có chứa corticoid gây giòn xương. Các bệnh về nội tiết như: Đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh về gan, thận cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh

Những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:
Khi phụ nữ bắt đầu vào tuổi tiền mãn kinh thì 5 năm đầu tiên đã mất đi 25% lượng estrogen. Vì vậy nguyên nhân đầu tiên để gây nên loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh chính là sự thiếu hụt estrogen.
Ngoài ra còn có các yêu tố khác như: Chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động. Thậm chí có những phụ nữ nghiện rượu hoặc thuốc lá. Hoặc do di truyền, có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương.
Loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh thường được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Khi mới loãng xương thường tiến triển âm thầm, nhiều khi người bệnh không hề biết mình bị loãng xương cho đến khi đi đo mật độ xương.
Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện khi người bệnh đã có triệu chứng đau, đặc biệt là ở cột sống. Sau đó xuất hiện những cơn đau đột ngột, đau nhiều khi bê vác nặng, vận động quá sức hay làm việc trái tư thế.
Biến dạng xương: Bị gù hoặc chiều cao bị thấp đi.
Bị gãy xương: Loãng xương đưa đến việc người bệnh rất dễ bị gãy xương. Đặc biệt là các xương cổ tay, cổ xương đùi.
Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:
Loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Không có biện pháp điều trị nào chữa khỏi dứt điểm loãng xương. Dưới đây là một số phương pháp hạn chế và cải thiện loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:
+ Trong cuộc sống hàng ngày, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa loãng xương. Nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ protein và đặc biệt là đủ canxi.
+ Có chế độ tập luyện thường xuyên vì sự vận động sẽ làm vỏ xương dày lên: Tập thể dục, thể thao, khí công, dưỡng sinh…

Phụ nữ tiền mãn kinh ngoài ăn uống điều độ nên có chế độ luyện tập thật tốt để phòng tránh loãng xương
+ Sử dụng thuốc, Thực phẩm chức năng bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt.

Xem thêm: www.chuabenhkhop.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Cách chữa bệnh loãng xương

Điều trị không dùng thuốc
Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.
Chế độ ăn của người Việt Nam nói chung là thiếu Canxi. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai..)  rất giàu Canxi cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người Việt. Có khoảng 300mg Ca trong 1 ly sữa hoặc yaourt (227g),hoặc thỏi phô mai 16 ao-xơ ( 453g)
Ở người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (nhất là canxi) và protid trong khẩu phần ăn, vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất đều bị hạn chế. Chính vì vậy sữa là một loại thức uống lý tưởng để cung cấp cả canxi và protid cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 – 1000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).
Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa…) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu calci và protid).
Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý khác do nằm lâu.

cách chữa bệnh loãng xương dùng thuốc
Tây y điều trị loãng xương chủ yếu với các thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương nhằm kìm hãm quá trình xương phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thu canxi tốt hơn.
* Thuốc chống hủy xương:
Đây là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.
- Nhóm hormone và các thuốc giống hormone như Oestrogen, Progesteron, Tibolol Raloxifene có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.
- Nhóm hormone sinh dục nam như Testosterone thường dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương ở nam giới sau khi tắt dục.
- Nhóm Bisphosphonates như Etidronate, Risedronate, Alendronate, Clodronate, Pyrophosphate, Tiludronate… có tác dụng tăng khối lượng và tăng độ cứng cáp của xương, giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
- Calcitonin là chuỗi acid amin chiết xuất từ cá hồi với tác dụng chống huỷ xương, giúp giảm đau do xương bị hủy và làm giảm chu chuyển xương.
* Thuốc tái tạo xương:
- Parathyroid Hormon: được công nhận là có tác dụng tăng tạo xương hiệu quả.
- Calcium và vitamin D: cung cấp dưỡng chất cho quá trình tái tạo xương mới, kích thích tế bào xương hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin D còn giúp quá trình hấp thu canxi được tốt hơn.
- Các thuốc tăng đồng hóa tăng cường hoạt tính của tế bào tái tạo xương và tăng cường chuyển hóa protein.
- Calcium và vitamin D: để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương.
+ Vitamin D hoặc chất chuyển hóa Vitamin D giúp cho việc sử dụng Calcium hiệu quả hơn.
Calcium và vitamin D tốt cho bệnh loãng xương
+ Calcium nhằm cung cấp những nguyên vật liệu để bổ xung cho xương khi mà chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc khi cơ thể không hấp thu đầy đủ.
Bổ sung Calcium: 800mg/ngày cho trẻ em 1 - 10 tuổi.
     1000mg/ngày cho người lớn, phụ nữ tiền mãn kinh, sau mãn kinh sử dụng estrogen.
     1200mg/ngày cho thiếu niên và người trẻ tuổi (11 - 24).
     1500mg/ngày cho phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogen.
     1200mg - 1500mg/ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú.
     Tổng lượng Calcium dùng hàng ngày không quá 2500mg.

Các thuốc hủy xương và tái tạo xương đều có chức năng qua lại giống nhau và được sử dụng cho người bệnh loãng xương dưới sự hướng dẫn và chỉ định chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Bệnh loãng xương ở cao tuổi

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.
a) Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương:
+ Giảm quá trình tạo xương
- Nguyên nhân:
+ Tế bào tạo xương bị lão hóa
+Giảm hấp thu canxi ở ruột
+Suy giảm tất yếu các hoormon sinh dục
b) Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh làm nặng hơn loãng xương do tuổi
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương
+ Quá trình tạo xương bình thường.

Phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương
c) Loãng xương thứ phát: loãng xương xuất hiện do một số bệnh khác hoặc quá trình dùng thuốc, sinh hoạt.
Cơ chế gây loãng xương:
-Nội tiết tố:
+Estrogen và testosterone là hai hormone đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen đến xương là qua thụ thể estrogen (estrogen receptor, ER). Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm lượng tế bào và giảm hoạt động của tế bào hủy xương (osteoclast). Estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong mọi giai đoạn trong quá trình tái mô hình xương. Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn kinh, estrogen bị suy giảm, và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau mãn kinh.
+Sự suy giảm Oestrogene ở phụ nữ mãn kinh, giảm Androgene ở đàn ông mãn dục kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày  càng  thưa, dẫn đến loãng xương.
+ Bệnh lý các tuyến nội tiết: Cường cận giáp ( tăng hủy xương, gây tăng canci máu và loãng xương), tiểu đường, cường tuyến giáp, cường vỏ thượng thận… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).
-Sự thiếu hụt canxi và vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo xương. Tuy nhiên sự thiếu hụt này chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt như ở phụ nữ cho con bú, trường hợp bị rối loạn điện giải kéo dài, bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, tăng tiết hormone tuyến cận giáp (parathyroid), ở những nơi thiếu ánh nắng trong thời gian dài, u vỏ thượng thận; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần mất đi nhiều lượng Canxi trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú.
- Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương. Những nguyên nhân này ngày nay hiếm gặp do chế độ dinh dưỡng của con người được nâng cao.
- Do thuốc: sử dụng các thuốc corticoid (Corticoid gây loãng xương theo cơ chế: ức chế sự hình thành protein collagen gây trở ngại cho sự lắng đọng xương; giảm tái hấp thu canxi phospho ở ống thận và tăng bài tiết chúng ra ngoài; đối kháng với vitamin D, ức chế sự hấp thu canxi, hạ thấp nồng độ canxi máu; khi nồng độ canxi máu giảm thì hormon cận giáp trạng tiết ra nhiều, chuyển tricanxiphosphat không tan ở trong xương thành muối canxi tan phóng thích vào máu, làm cho mật độ xương giảm, tăng sự hủy xương, một số thuốc tiểu đường, thuốc chống động kinh.
- Bệnh thận mạn tính, chạy thận nhân tạo làm tăng đào thải Canxi qua đường niệu.
- Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa (dạ dày, ruột..) làm giảm hấp thu canxi tại ruột.

- Di truyền.

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Thông thường đây là một bệnh lý của tuổi già, tuy nhiên ngày nay độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng sớm, thậm chí bệnh có thể gặp ở những người phụ nữ 40-45 tuổi. Những người lao động vất vả, thường xuyên mang vác nặng, chế độ ăn thiếu Canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Cơ thể con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và về già luôn luôn diễn ra hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Ở người trẻ tuổi thì quá trình tạo xương phát triển mạnh hơn nên các xương dài ra, cơ thể cao lớn hơn, tuổi dậy thì tốc độ phát triển của xương đạt lớn nhất. Khi về già cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống, trải qua thời gian dài làm việc trong độ tuổi lao động, không được bổ sung Canxi sớm cho quá trình tạo xương. Đồng thời quá trình hủy xương diễn ra nhanh và mạnh dẫn đến tỷ trọng các chất khoáng của xương giảm sút làm cho xương giòn, yếu , giảm sức chịu lực và dễ gẫy.
Phụ nữ thường bị loãng xương nhiều hơn nam giới
Như vậy hiểu một cách đơn giản bệnh loãng xương chính là hậu quả của sự mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương (trong đó quá trình hủy xương diễn ra nhiều hơn). Sự mất cân bằng này do nhiều nguyên nhân gây ra.
Định nghĩa bệnh loãng xương theo WHO
- Định nghĩa của WHO 1993 (World Health Organization 1993): loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Do vậy, cần đo mật độ xương (BMD) để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Mật độ xương (BMD) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng.
+ T-score > -1: Bình thường
+ -2,5 < T-score < -1: Giảm mật độ xương
+ T-score < -2,5: Loãng xương
+ T-score < -2,5, kèm gẫy xương tự nhiên: Loãng xương nặng
Để  đánh giá độ loãng xương, người ta dựa vào nhiều phương pháp đo mật độ xương như siêu âm định lượng, đo hấp thụ tia photon đơn và kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép… Trong đó, đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép là một phương pháp tiên tiến, đơn giản và có giá trị chẩn đoán cao, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Như vậy để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn các biến chứng và dự phòng bệnh loãng xương người bệnh nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra và theo dõi cũng như có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất.