Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Bệnh loãng xương ở cao tuổi

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.
a) Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương:
+ Giảm quá trình tạo xương
- Nguyên nhân:
+ Tế bào tạo xương bị lão hóa
+Giảm hấp thu canxi ở ruột
+Suy giảm tất yếu các hoormon sinh dục
b) Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh làm nặng hơn loãng xương do tuổi
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình hủy xương
+ Quá trình tạo xương bình thường.

Phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương
c) Loãng xương thứ phát: loãng xương xuất hiện do một số bệnh khác hoặc quá trình dùng thuốc, sinh hoạt.
Cơ chế gây loãng xương:
-Nội tiết tố:
+Estrogen và testosterone là hai hormone đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen đến xương là qua thụ thể estrogen (estrogen receptor, ER). Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm lượng tế bào và giảm hoạt động của tế bào hủy xương (osteoclast). Estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong mọi giai đoạn trong quá trình tái mô hình xương. Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn kinh, estrogen bị suy giảm, và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau mãn kinh.
+Sự suy giảm Oestrogene ở phụ nữ mãn kinh, giảm Androgene ở đàn ông mãn dục kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày  càng  thưa, dẫn đến loãng xương.
+ Bệnh lý các tuyến nội tiết: Cường cận giáp ( tăng hủy xương, gây tăng canci máu và loãng xương), tiểu đường, cường tuyến giáp, cường vỏ thượng thận… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).
-Sự thiếu hụt canxi và vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo xương. Tuy nhiên sự thiếu hụt này chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt như ở phụ nữ cho con bú, trường hợp bị rối loạn điện giải kéo dài, bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, tăng tiết hormone tuyến cận giáp (parathyroid), ở những nơi thiếu ánh nắng trong thời gian dài, u vỏ thượng thận; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần mất đi nhiều lượng Canxi trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú.
- Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương. Những nguyên nhân này ngày nay hiếm gặp do chế độ dinh dưỡng của con người được nâng cao.
- Do thuốc: sử dụng các thuốc corticoid (Corticoid gây loãng xương theo cơ chế: ức chế sự hình thành protein collagen gây trở ngại cho sự lắng đọng xương; giảm tái hấp thu canxi phospho ở ống thận và tăng bài tiết chúng ra ngoài; đối kháng với vitamin D, ức chế sự hấp thu canxi, hạ thấp nồng độ canxi máu; khi nồng độ canxi máu giảm thì hormon cận giáp trạng tiết ra nhiều, chuyển tricanxiphosphat không tan ở trong xương thành muối canxi tan phóng thích vào máu, làm cho mật độ xương giảm, tăng sự hủy xương, một số thuốc tiểu đường, thuốc chống động kinh.
- Bệnh thận mạn tính, chạy thận nhân tạo làm tăng đào thải Canxi qua đường niệu.
- Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa (dạ dày, ruột..) làm giảm hấp thu canxi tại ruột.

- Di truyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét