Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

phòng bệnh loãng xương ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh và điều trị bệnh loãng xương ở trẻ em bằng cách nào?
Canxi chính là chìa khóa giúp cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ. Do đó, cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên để thúc đẩy sự tăng trưởng của xương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung canxi ở giai đoạn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, điều này sẽ giúp tăng mức khoáng hóa xương cho trẻ và là tiền đề cho hệ xương khớp phát triển ở giai đoạn dậy thì.
Nhu cầu canxi khác nhau theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý. Dưới đây là bảng nhu cầu canxi theo lứa tuổi như sau:
– Trẻ 0 - 5 tháng có nhu cầu 300 mg/ngày
– Trẻ 6 - 11 tháng có nhu cầu 400mg/ngày
– Trẻ 1- 3 tuổi có nhu cầu 500mg/ngày
– Trẻ 4- 6 tuổi có nhu cầu 600mg/ngày
– Trẻ 7- 9 tuổi có nhu cầu 700mg/ngày
– Thiếu niên 10-18 tuổi có nhu cầu 1.000mg/ngày
Sữa và các chế phẩm của sữa sẽ là nguồn cung cấp canxi quan trọng. Ngoài ra, nguồn canxi dồi dào được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, ngao, ốc, lòng đỏ trứng.
Không chỉ có trẻ em cần uống nhiều sữa mà ngay cả người lớn cũng cần cung cấp một lượng sữa nhất định cho cơ thể mỗi ngày. Theo một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Periodontology, những người mà hàng ngày tiêu thụ ít hơn 500mg canxi sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh về xương và răng lợi cao gấp đôi so với những người uống nhiều sữa.
Nên tăng cường thêm các loại rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, nhất là rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải bó xôi,…
Vitamin D tham gia vào việc điều hòa, chuyển hóa canxi và phốt pho để hình thành bộ xương hoàn chỉnh, do đó trẻ cần được tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, lưu ý tránh tiếp xúc với ánh nắng từ 10h-15h bởi đây là thời gian ánh nắng chứa nhiều tia cực tím có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tăng cường các thức ăn có nguồn gốc từ cá, gan, sữa, ngũ cốc.
Các vận động hợp lý, thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho hệ xương khớp của trẻ dẻo dai hơn. Đồng thời, thường xuyên đưa trẻ đến thăm khám tại các chuyên khoa y tế để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp nếu trẻ mắc các bệnh liên quan đến loãng xương hay các bệnh xương khớp khác.
Nếu được chẩn đoán là có nguy cơ mắc bệnh loãng xương do di truyền thì trẻ cần được áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: tập thể dục, bổ sung canxi và vitamin D kéo dài, kiểm tra mật độ xương thường xuyên.

Xem thêm: www.chuabenhkhop.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét