Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Gãy xương - hệ quả tất yếu của bệnh loãng xương

Tỉ lệ người bị gãy xương do loãng xương khá cao
Loãng xương được coi là yếu tố hàng đầu dẫn đến tổn thương về xương khớp và là nguyên nhân của không ít các trường hợp gãy xương, đặc biệt là xương đùi. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương, giảm đi sức cơ và tăng khả năng bị té ngã, do đó người bị loãng xương thường có nguy cơ gãy xương rất cao. Ngoài ra, chính loãng xương là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các vấn đề liên quan đến xương khớp:
- Gù lưng, giảm rõ chiều cao của người bệnh.
- Xuất hiện các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính do tình trạng gãy xương.
- Xuất hiện các biến chứng do gãy xương: viêm xương, xương bị biến dạng, tổn thương thần kinh,…
- Rối loạn hô hấp và tiêu hóa do biến dạng xương khớp.
Theo một nghiên cứu mới nhất thì các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị tàn phế thương tật vĩnh viễn. Những người bị loãng xương thì xương sẽ dễ bị gãy hơn bình thường, chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gãy nặng.
Tình trạng gãy cổ xương đùi ở phụ nữ sau mãn kinh là hậu quả của loãng xương và cũng có đến 1/3 các ca gãy cổ xương đùi, gãy xương đốt sống do loãng xương xảy ra ở nam giới. Theo thống kê, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, tỉ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn cả đột quỵ, đau tim và ung thư vú.
Những người già bị gãy xương đùi do loãng xương liên quan đến sự lão hoá. Nếu xương đùi mỏng và yếu đi, thậm chí xoay người cũng có thể dẫn đến gãy xương. Ước tính nguy cơ bị gãy xương do loãng xương ở đàn ông tuổi trên 50 là 27%, cao hơn cả nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, trong khi đó có tới 25% phụ nữ trên 75 tuổi bị loãng xương nặng, dẫn đến gãy cổ xương đùi.
gãy xương do loãng xương
Gãy xương do loãng xương
Cách dieu tri loang xuong tốt nhất là nên phòng ngừa loãng xương ngay từ bây giờ
Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh loãng xương hoặc bạn nhận thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh loãng xương, hãy bắt đầu phòng ngừa sớm bằng việc thay đổi lối sống với chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
- Tập thể dục: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Theo như các nghiên cứu gần đây, vận động hợp lý có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự suy giảm canxi dẫn đến loãng xương. Đặc biệt là đối với những người làm việc lâu bên máy vi tính, những người ít vận động cần thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai của xương khớp. Các bài tập như đi bộ, chạy, bơi lội, yoga có thể giúp bạn tránh nguy cơ bị loãng xương khá hiệu quả.
tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày phòng bệnh loãng xương
- Ăn ít muối: Muối cần thiết cho cơ thể nhưng nó cũng làm tăng sự bài tiết lượng canxi trong nước tiểu và mồ hôi, gây thiếu canxi trong xương, dẫn đến tình trạng loãng xương. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh tăng huyết áp lượng canxi đào thải trong nước tiều càng lớn, do đó cần kiểm soát tốt lượng muối ăn hàng ngày vào cơ thể.
- Hạn chế đồ uống có ga: Một số nghiên cứu cho thấy rằng thay vì uống sữa, những người thường xuyên uống soda, coca sẽ làm suy yếu xương và gia tăng bệnh loãng xương. Trẻ nhỏ nếu uống nhiều nước có ga sẽ làm chậm quá trình phát triển của xương, dẫn đến còi xương.
- Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống bốn tách cà phê mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ gãy xương hơn những người khác. Đặc biệt, sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến cho sự đào thải canxi diễn ra nhanh hơn.

- Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ loãng xương nhiều lần với sự hình thành của các khối xương yếu.
- Bổ sung canxi: Canxi là khoáng chất cần thiết cho việc cấu thành xương và nó cũng góp phần ngăn chặn sự loãng xương, giảm mật độ xương trong cơ thể. Người lớn trung bình cần 1g canxi mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ sữa hay các chế phẩm của sữa, ăn thêm các loại tôm, cua, cá béo, các loại rau củ quả như cải bó xôi, súp lơ xanh, táo…
thuốc lá, cafe
Nói không với thuốc lá và cafe
- Chỉ số khối lượng cơ thể BMI quá thấp, vóc dáng gầy, nhỏ bé cũng có thể thúc đẩy tình trạng loãng xương. Thông thường, nên duy trì chỉ số BMI từ 18,5-23, do đó những người tầm vóc nhỏ bỏ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thường ngày để bổ sung thêm canxi và dinh dưỡng cho cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét