Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Bị loãng xương dễ gù vẹo cột sống

Loãng xương có thể dẫn đến gù vẹo cột sống
Theo các chuyên gia y tế, loãng xương, thoái hóa đĩa đệm là một trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng gù vẹo cột sống bên cạnh nguyên nhân do lối sống, tư thế ngồi hay dị tật bẩm sinh.
Tình trạng loãng xương có thể dẫn đến gù vẹo cột sống bởi khi loãng xương, canxi cung cấp không đủ cho việc hình thành xương, mật độ tế bào xương giảm sút, dẫn đến xương xốp hơn. Đặc biệt là khi sinh hoạt, làm việc không khoa học thì xương cột sống rất dễ bị biến dạng và trở nên cong vẹo, gãy lún.
Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Giữa hai đốt sống là đĩa đệm, có tính đàn hồi nhằm chống ma sát, giảm xóc. Cong vẹo cột sống hình chữ S ngược thường gặp nhiều nhất trong khi cong vẹo hình chữ C ít gặp hơn. Khi đoạn cột sống cổ và lưng cong lồi về sau quá mức khiến lưng bệnh nhân tròn, vai thấp xuống, bụng nhô, đầu ngả về phía trước, tạo tư thế gù vẹo cột sống.
Ở phụ nữ sau khi mãn kinh khoảng 5 năm sẽ xuất hiện hiện tượng mất chất khoáng ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương gia tăng rất nhanh. Gù vẹo cột sống là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, bị loãng xương và thường xuyên gãy xẹp đốt sống. Phần trước của đốt sống sẽ bị xẹp và tạo thành hình chêm do thiếu khoảng đốt sống bình thường. Gù làm cho cột sống ngực cong hơn bình thường.

Tùy theo mức độ biến dạng cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng sống của cơ thể trong đó quan trọng nhất là hô hấp. Gù vẹo cột sống có thể khiến thể tích phổi giảm, thông khí kém, mức độ nặng có thể gây suy yếu và đau dữ dội. Biến dạng gù lưng về lâu dài có thể gây chèn ép tim, phổi, ruột gây khó thở và chán ăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét